Thế giới phẳng – Thomas L. Friedman [Sách]

“The world is flat” là quyển sách trình bày mọi khía cạnh và quan điểm của tác giả về kỷ nguyên thông tin như ngày nay.

Cơ hội, thách thức và cuộc chơi kô dành riêng cho một cá nhân nào, cho một doanh nghiệp nào cũng như một đất nước nào.

Việt Nam là một cá thể trên thế giới phẳng, do vậy có những cơ hội cần phải nắm lấy, những thách thức cần phải vượt qua và cần phải có những năng lực nhất định để có thể đứng vững trên sân chơi toàn cầu.

the-gioi-phang

Hình: Thế giới phẳng.

Thế giới phẳng là gì?

Thế Giới Phẳng với ý nghĩa quá trình toàn cầu hóa kinh tế kéo theo quá trình toàn cầu hóa mọi mặt đời sống xã hội trên toàn thế giới cùng tham gia vào “luật chơi chung”.

Thế giới ngày càng nhiều chuẩn mực chung và những đòi hỏi chung như một lẽ tất yếu – dù là trong khuôn khổ quan hệ song phương hay trong quan hệ đa phương.

Thế Giới Phẳng ngày nay với sức mạnh của Công Nghệ đã rút ngắn khoảng cách, thế giới gần như siêu nhỏ, và quyền được trao cho cá nhân.

Do vậy, các nhân tố thành công trên sân chơi phẳng đều phụ thuộc vào tầm nhìn toàn cầu, vào trí tuệ, vào khoa học và công nghệ – nhất là công nghệ thông tin, năng lực quản trị & kinh doanh – kể cả với ý nghĩa khai thác nguồn theo chiều mở (opensourcing), khai thác nguồn theo chiều sâu (insourcing), xâu chuỗi cung(supply-chaining), …

Thế giới phẳng cuộc chơi không dành riêng cho ai.

Việt Nam và thế giới phẳng

Là một phần của thế giới, Việt Nam cũng đã chập chững chạy trên Thế Giới Phẳng. Điều này được đánh dấu bắng sự kiện, Việt Nam gia nhập WTO:

Ngày 07/11/2006, vào lúc 11h00 giờ Thuỵ Sỹ (khoảng 17h00 giờ Việt Nam), tại trụ sở của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ở Geneva – Thụy Sỹ đã diễn ra phiên họp đặc biệt của Hội đồng WTO để kết nạp Việt Nam trở thành thành viên thứ 150.

Internet chính thức vào Việt Nam từ năm 1997, chỉ trong thời gian rất ngắn nó đã trở thành nhân tố trong nền kinh tế Việt Nam.

Với hệ thống ADSL như hiện nay, việc kết nối , chia sẻ, cập nhật thông tin đã trở nên dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, Việt Nam hiện tại đang gặp vấn đề rất lớn: thiếu “máu” về thông tin và kiến thức. Các thông tin tại Việt Nam phần lớn các thông tin giải trí, các thông tin về kiến thức chuyên ngành, chuyên môn, chuyên sâu đang thiếu trầm trọng.

Outsourcsing, Offshoring, Insourcing ở Việt Nam đã có những bước đi dò đường, tìm hiểu và học hỏi để có thể đứng và chạy được trong thế giới phẳng, so với các nước đàn anh đi trước: Trung Quốc, Ấn Độ, …

Để làm được điều đó, Việt Nam cần nỗ lực rất nhiều trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đầu tư cơ sở hạ tầng, các chính sách hỗ trợ, … tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, phát triển tại Việt Nam.

Cơ hội

Với sự kiện: Trở thành nước thứ 150 của WTO, Việt Nam có cơ hội phát triển tại 149 thị trường “mới” nhưng đồng thời có 149 đối thủ được phép cạnh tranh trên sân nhà với các “luật chơi chung”.

Việt Nam hiện tại khá ôn định về mặt xã hội, tình hình môi trường, ít thiên tai, giá nhân công rẻ và những ưu thế của đất nước đang phát triển là một điều kiện thu hút các tập đoàn công nghệ cao, các tập đoàn nước ngoài đầu tư và phát triển.

Các Doanh Nghiệp “gà nhà” có thể tận dụng ưu thế sân nhà để cạnh tranh với các tập đoàn đa quốc gia.

Hội nhập về lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ phần mềm, tri thức rộng mở, kô giới hạn bởi biên giới, …

Giúp Việt Nam cập nhật học hỏi tri thức toàn cầu để có sự hòa nhập tốt hơn trên Thế Giới Phẳng.

Thách thức

Với sự kiện: Trở thành nước thứ 150 của WTO, Việt Nam có 149 đối thủ được phép cạnh tranh trên sân nhà với các “luật chơi chung” nhưng đồng thời có cơ hội phát triển tại 149 thị trường “mới”. Cơ hội nhưng cũng vừa là thách thức đối với Việt Nam

Tập đoàn đa quốc gia phát triển tại Việt Nam là một thử thách rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Điển hình nhất trong thời gian vừa rồi là sự chuẩn bị tiến vào thị trường Việt Nam của tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới Wal-Mart, vừa là niềm vui cho những người tiêu dùng nhưng cũng vừa là mối đe dọa rất lớn đối với các doanh nghiệp bán lẻ của Việt Nam.

Trên các lĩnh vực Outsourcsing, Offshoring, Insourcing, Việt Nam khởi động chậm hơn so với các nước đàn anh khác, đặc biệt là Ấn Độ và Trung Quốc.

Về trình độ nguồn nhân lực cho các lĩnh vực này Việt Nam cũng cần phải rèn luyện, đào tạo bài bản và chuyên nghiệp hơn.

10-nhan-to-lam-phang-the-gioi

Hình: 10 nhân tố làm phẳng thế giới.

Các năng lực cần trang bị cho Doanh Nhân và người Việt Nam

Năng lực quản lý và lãnh đạo: với việc phát triển các doanh nghiệp quá nhanh như hiện tại(khoảng 400 nghìn doanh nghiệp tại Việt Nam) Việt Nam đang rất thiếu các quản lý và lãnh đạo có năng lực tốt.

Do vậy, việc đào tạo và phát triển các kỹ năng quản lý và lãnh đạo là việt rất cần thiết trong hoàn cảnh của đất nước hiện tại.

Nền tảng kiến thức vững chắc: vấn đề lớn nhất các doanh nhân Việt Nam đang gặp phải.

Việc cập nhật kiến thức cho thế hệ doanh nhân trước và xây dựng hệ thống kiến thức mới cho thế hệ doanh nhân mới cần tiến hành cân bằng.

Việc hội nhập vào thế giới phẳng người Việt Nam cần hiểu rõ luật chơi trên sân chơi toàn cầu.

Kỹ năng search, kỹ năng nghiên cứu và tìm hiểu thông tin đều là các kỹ năng cơ bản nhất để tiếp cận với tri thức toàn cầu.

Ngoài ra, còn là thái độ chấp nhận với thực tại và thái độ thay đổi để phù hợp với sân chơi toàn cầu.

Think global & do local!

2 thoughts on “Thế giới phẳng – Thomas L. Friedman [Sách]

  1. Hào Quang says:

    Cái này hay đấy!…… Cho mình copy về chiêm ngiệm nhé?! vì dạo này ko có thời gian đọc sách. Cảm ơn!!………. ./

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *